Niềm tin và sự trói buộc
Những sợi xích bằng vàng có thể ràng buộc ngay cả những người thông minh nhất. Chúng ta sẵn sàng chịu trói để được hít thở thoả thích trên chính ước mơ được ôm vàng mà ngủ của mình.. Chúng ta sẵn sàng một cách đầy hứng khởi, tin tưởng và chờ đợi với trái tim tràn đầy hãnh diện, đến ngày sợi xích sẽ được tháo ra và chúng ta sẽ chỉ việc hưởng thụ trên số vàng đó. Chúng ta thậm chí còn hồn nhiên, yêu thích được xích như thế, vì đã quá quen với niềm tin và hy vọng ấy. Thậm chí còn mời mọc những người khác chui vào sợi xích ấy vì chúng ta đang tin rằng nó rất hữu ích.
Các con vật được huấn luyện trong rạp xiếc. Bạn có thấy chúng bị huấn luyện bởi đòn roi và thức ăn làm phần thưởng?? Người huấn luyện đánh đập nó khi nó không nghe theo những chỉ dẫn và ngược lại sẽ cho chúng một vài miếng ăn khi chúng hoàn thành tốt yêu cầu luyện tập đặt ra..
Phương thức (Đẩy & Hút) hiệu quả đó cũng được áp dụng với những chú cảnh khuyển (chó nghiệp vụ)…
Một đầu tạo ra lực đẩy bằng nỗi sợ hãi…và áp lực liên tục..
Đầu kia tạo ra lực hút là những mồi nhử đầy hứa hẹn và kích thích…
Con vật nào không thích ứng được với môi trường đó thì nó bị sát hại, hoặc trả về môi trường tự nhiên..
Tất cả những con được chọn, dù chúng được ăn uống khá đầy đủ và chu đáo, thậm chí là chăm sóc không thua kém gì so với chính con người, nhưng chúng ta đều thấy rằng chúng mặc nhiên trở thành công cụ khai thác và lợi dụng để phục vụ cho mục đích riêng của con người… Và những đối xử chu đáo ấy, âu cũng chỉ là một sự mua chuộc, hay âm thầm đánh đổi lợi ích mà thôi…
Trí thông minh của con người nó mạnh mẽ và hiệu quả tới cỡ đó. Và hầu hết chúng ta, ít ai thấy ra, phản đối hay được phép can thiệp vào những công việc và nhiệm vụ như thế… Thậm chí, chúng ta sẽ dần coi đó là việc hết sức bình thường, thậm chí còn cổ suý cho nó…
Một trường hợp ngược lại, cũng về việc chăm sóc của con người với loài vật, dưới dạng các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã. Họ có thể giam cầm để điều trị, chích thuốc hay cấp cứu một con vật trong khi gặp sự cố về sức khoẻ.
Nhưng chúng lại được thả về đúng nơi chúng đáng phải thuộc về. Và trân trọng sự tự do cùng bản năng tự nhiên của muôn loài là ưu tiên số một phía sau mỗi hành động của những tổ chức ấy.
Đôi khi chúng ta có tự hỏi bản thân mình. Chúng ta có đang bị sa vào một hành trình như thế chăng ???
Chúng ta tham gia vào các tổ chức tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo…, chúng ta có thật sự được tôn trọng và tự do phát triển theo đúng môi trường tự nhiên. Hay chúng ta vô tình bị đắm chìm trong một môi trường đầy hoa thơm trái ngọt, mọi thứ dường như đều đẹp đẽ và sẵn có (chỉ việc cầu nguyện và chờ đợi).
Chúng ta có bị trói chặt bởi những sợi xích vô hình của nỗi sợ – nhưng đồng thời chính mình rơi và ảo mộng của sự chờ đợi.. bằng cách thoả thuận với những trói buộc ấy khi được vuốt ve bởi chính những miếng mồi thơm ngon, huyền diệu nằm ở tương lai mà chính mỗi người trong chúng ta, chưa có bất kỳ ai được một lần biết đến…
Nhưng tâm lý của đám đông hay của loài người nói chung. Trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển, theo bản năng sinh tồn mà hình thành nên những thói quen cắm rễ (bám chặt) vào tâm lý. Là muốn hướng tới sự an nhàn.. Ngay cả lao động chăm chỉ vất vả cũng chỉ vì cái sợi xíc vàng (mang tên an nhàn, hưởng thụ lý tưởng) treo phía trước, hoặc chỉ vì cuốn theo lực đẩy của nỗi sợ sự cực khổ, sợ thua kém mà dấn thân.
Mà chính vì thế, khi giải quyết những bất ổn nơi tâm lý (thuộc về tinh thần) họ càng dễ dàng bị hấp dẫn bởi hình thức một sự thôi thúc từ tương lai lươi đẹp- được vẽ ra trong tưởng tượng. Cộng thêm một lực đẩy từ những nỗi sợ dưới dạng hình phạt đáng sợ nào đó- cũng được tạo ra từ những thứ vô hình ấy…
Và khi ấy niềm tin thông qua những lý luận logic chính là phương tiện xảo quyệt nhất để đưa họ đến với sự lệ thuộc và buông xuôi tính giác sẵn có ở mỗi người.
Đó cũng là lý do vì sao, chính Đức Phật từng nói “chớ vội tin ngay cả những lời Ngài thuyết” mà hãy tự trải nghiệm, để thực chứng Chân lý.
Tại sao ĐP không cho phép Đệ tử của mình thi triển thần thông??
Bởi nó giống như sợi xích vàng vậy… chỉ làm phát sinh tham đắm vào những trò hư ảo hơn là việc cốt lõi là thấy thực tại.
Tại sao ĐP không mô tả lại những sai trái (nhân bất thiện) của các kiếp trước để con người biết sợ mà từ đó tu sửa bản thân cho đúng tốt???
Vì tất cả những điều đó dù có thật- dù Ngài có đủ chánh đẳng chánh giác để thấy rõ- Dù những đệ tử của Ngài đều tuyệt đối tin tưởng. Nhưng nó không giúp ích cho “cốt tuỷ” trong giáo pháp mà Ngài muốn con người thực hành, chính là sự trải nghiệm thực tại-đúng như những gì nó đang diễn ra ngay lúc này. “Không trải qua thời gian” mà giác ngộ Chân lý. Để thấy mà tin vào sự thật tuyệt đối.
Chỉ có trải nghiệm sự mới mẻ và trọn vẹn từng khoảnh khắc thực tại, thì những chuyển hoá nhỏ bé ấy mới thực sự là sự thay đổi từ trí tuệ. Bằng không nó chỉ là sự vay mượn, sao chép, học vẹt ngầm đánh đổi thứ gì đó để phục vụ cho một mục đích ẩn tàng trong bản ngã của mỗi người.
Mỗi người sẽ trải qua đúng thời điểm trên hành trình của chính họ – do những điều kiện môi trường (duyên nghiệp) khác nhau. Bởi vậy việc ai đó đang hạnh phúc và hãnh diện với sợi xích vàng của mình, thậm chí nhiệt huyết đem trao sợi xích cho người khác, là điều rất phổ biến và bình thường. Mà không ít người đã trải qua giai đoạn ấy, họ sẽ dễ dàng thấu hiểu – nhận diện và cảm thông.
_______
Một góc nhìn.
Hahoi-Latinhgiac
🙂