Ý nghĩa con số 7 tượng trưng cho sự giác ngộ, sự đi lên, sự phát triển. Trong Kitô Giáo, Đức Chúa Trời hiện thân vào ngày thứ 7. Do đó, con số 7 cũng mang ý nghĩa của sức mạnh bí ẩn, là con số may mắn được tôn sùng.
1. Con số 7 của Vũ Trụ
Con số là một trong những khám phá vĩ đại mang tính lịch sử của loài người, được ra đời với mục đích đong đếm, đo lường các đại lượng tự nhiên theo nhu cầu của tổ tiên chúng ta.
Ban đầu, con người mới chỉ khám phá ra các con số tự nhiên từ 1 đến 9 và phải rất lâu sau đó người ta mới phát hiện ra số 0.
Theo sự phát triển của nhận thức và nhu cầu của con người, dần dần những số nguyên, số thập phân, vô tỉ, hữu tỉ hay siêu thực, số ảo, lần lượt mới ra đời.
Tất cả những con số đều góp phần tạo nên một thế giới toán học kỳ diệu như bây giờ. Người ta thường nói “Toán học là ngôn ngữ của vũ trụ” và nếu có thể xem con số là một trong những “chữ cái” cấu tạo nên ngôn ngữ đó.
Không những vậy, mỗi con số còn ghép nối với nhau để tạo nên những con số kỳ diệu phản ánh quy luật của thế giới, của vũ trụ.
Có thể kể đến những con số quen thuộc mà bạn đã biết như số vô tỉ Pi (ký hiệu: π, xấp xỉ 3,14) là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó.
Hay số vô tỉ e xấp xỉ 2,71828…, rồi những hằng số như: Hằng số Boltzmann, hằng số Planck, bán kính Schwarzschild, hằng số Hubble, hằng số Omega, hằng số ánh sáng,… Mỗi con số đều mang một ý nghĩa quan trọng thể hiện bản chất của các quy luật vũ trụ.
2. Số 7 trong nền văn minh nhân loại
Có thể bạn không biết nhưng cuộc sống diệu kỳ quanh ta có rất nhiều sự trùng hợp gắn liền với con số 7. Có thể kể đến những điều thú vị đó như sau:
-
- Màu của cầu vồng là 7 sắc khác nhau.
- Có 7 nốt nhạc được tìm thấy.
- 1 tuần có 7 ngày.
- Có 7 châu lục trên thế giới.
- “SUCCSESS” – Thành công có 7 chữ cái.
- Chúng ta thường được nghe đến 7 kỳ quan thế giới.
- Chúa tạo ra vũ trụ trong 7 ngày.
- Eva được tạo ra từ xương sườn thứ 7 vào ngày 7/10 (lịch Do Thái).
- Con người trải qua 7 giai đoạn tiến hóa.
- 7 trạng thái của con người được gọi tên là hỉ, nộ, ái, ố, lạc, dục, ai.
- Trên mặt người có 7 lỗ (tai, mũi, mắt, mồm).
- Thất bảo trân quý nhất là vàng bạc, ngọc, hổ phách, mã não, xà cừ, san hô, lưu ly.
- Trên bàn cờ vua có 7 loại quân.
- Ngày 7/7 là ngày Thất tịch – Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau.
- Vị giác con người phân biệt được 7 vị: chua, cay, mặn, ngọt, chát, đắng, nồng.
- Có 7 loại hình nghệ thuật cơ bản: âm nhạc, hội họa, múa, văn học, sân khấu, điện ảnh, điêu khắc.
- 7 hành tinh có thể nhận thấy trong hệ mặt trời là mặt trời, mặt trăng, sao hỏa, sao thủy, sao mộc, sao thổ, sao kim. Các hành tinh này cũng được dùng để đặt tên cho 7 ngày trong tuần (Theo tiếng Pháp).
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ.
- Trong thang độ pH, nước trung tính có pH = 7
- Có 7 màu sắc trong tự nhiên mà 7 sắc cầu vồng là hình ảnh tiêu biểu nhất.
- Có 7 đơn vị đo lường trong thang đo tiêu chuẩn quốc tế SI.
Có thể nói số 7 gắn liền với cuộc sống của nhân loại mà đôi khi chúng ta vô tình không để ý tới. Con số này tượng trưng cho sự sống và rất nhiều biến động đặc biệt trong vũ trụ và tự nhiên theo những quy luật không thể giải thích được.
3. Có 7 luân xa trên cơ thể con người
Từ chakra có nghĩa là “bánh xe quay”. Theo quan điểm yoga, chakra là sự hội tụ của năng lượng, tư tưởng, cảm xúc và thân thể vật chất. Họ xác định cách chúng ta trải nghiệm thực tế từ phản ứng cảm xúc của chúng ta, ham muốn hoặc thù hận của chúng ta, mức độ tự tin hoặc sợ hãi của chúng ta, và thậm chí cả biểu hiện của các triệu chứng thể chất.
Khi năng lượng bị chặn trong chakra, nó gây ra sự mất cân bằng thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc thể hiện trong các triệu chứng như lo lắng , buồn ngủ, hoặc tiêu hóa kém. Lý thuyết là sử dụng asana để giải phóng năng lượng và kích thích một chakra không cân bằng.
- Luân xa số 1: Vùng sinh dục (Muladhara)
Muladhara hay là luân xa gốc liên quan đến bản năng, sự an toàn, sự sống còn và các tiềm năng cơ sở của con người. Trung tâm này nằm ở vùng giữa cơ quan sinh dục và hậu môn. Ký hiệu bằng hoa sen với 4 cánh. Màu: Đỏ
- Luân xa số 2: Vùng bụng dưới (Swadhisthana)
Swadhisthana hay là luân xa xương cùng được xem là ở vùng háng, và liên quan đến các tình cảm cơ bản, tình dục và sự sáng tạo. Hình tượng hóa bởi một hoa sen với 6 cánh. Màu: Da cam
- Luân xa số 3: Vùng thượng thận (Manipura)
Manipura hay là luân xa búi mặt trời có liên quan đến sự chuyển đổi từ nền đến các tình cảm cao hơn, năng lượng, sự tiêu hóa và đồng hóa, và được cho là liên quan đến vai trò của tuyến tụy (pancreas) và các tuyến thượng thận nằm phía bên ngoài (adrenal glands), và vỏ thận. Được hình tượng hóa bởi một hoa sen với 10 cánh. Màu: Vàng
- Luân xa số 4: Vùng ngực (Anahata)
Anahata hay là luân xa tim liên quan đến những tình cảm cao hơn, lòng từ bi, tình yêu, sự cân bằng, và tình trạng hạnh phúc. Cơ quan này là một phần của hệ miễn dịch, cũng như là một phần của hệ nội tiết. Được hình tượng hóa bởi một hoa sen với 12 cánh. Màu: xanh lá cây
- Luân xa số 5: Vùng cổ (Vishuddha)
Vishuddha hay là luân xa cuống họng được nói là liên quan đến sự truyền đạt thông tin và sự phát triển, và của việc diễn đạt ý tưởng. Luân xa này song song với tuyến giáp (thyroid), một tuyến cũng nằm trong cuống họng, sản xuất nội tiết tố (hormone) điều khiển sự lớn lên và trưởng thành của cơ thể (thyroid hormone). Hình tượng hóa bằng một hoa sen có mười sáu cánh. Màu: xanh da trời
- Luân xa số 6: nằm giữa hai chân mày và đáy sống mũi (Ajna)
Ajna hay là con mắt thứ ba, luân xa giữa hai chân mày được nối với tuyến tùng (pineal gland). Ajna là luân xa của thời gian và nhận thức về ánh sáng. Tuyến tùng là một tuyến rất nhạy với ánh sáng, sản sinh ra nội tiết tố (hormone) melatonin, điều khiển các bản năng ngủ là thức tỉnh. Hình tượng hóa bởi một hoa sen hai cánh. Màu sắc: chàm (xanh đậm).
- Luân xa số 7: Cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não
Sahasrara hay là luân xa vương miện được cho là luân xa của nhận thức, luân xa chủ lực điều khiển tất cả các luân xa khác. Vai trò của nó giống như vai trò của tuyến yên (pituitary gland), tiết ra các nội tiết tố (hormone) để điều khiển phần còn lại của hệ thống các tuyến nội tiết, và cũng nối với hệ thần kinh trung ương thông qua vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát,…(hypothalamus). Vùng não này (thalamus) được cho là có một vai trò quan trọng trong cơ sở vật lý của nhận thức. Hình tượng hóa bằng hoa sen với ngàn cánh. Màu sắc: Tím hoặc Trắng bạc.
4. Số 7 trong vận mệnh đời người
Người ta cho rằng số 7 thực có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với cuộc đời mỗi chúng ta. Cứ sau 7 năm thì chúng ta lại có sự thay đổi lớn. 7 chính là số năm mà con người kết thúc một giai đoạn phát triển khác nhau.
Vào năm 7 tuổi chúng ta có một bước ngoặt lớn đó là vào tiểu học. Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nhận thức và tư duy của con người. Đến năm 14 tuổi thì chúng ta vào giai đoạn tuổi dậy thì có nhiều nổi loạn. Tới 21 tuổi thì ta đã trưởng thành hơn, ra trường và bắt đầu bươn trải trong cuộc sống.
Cứ như vậy, sau 7 năm nhìn lại, cuộc đời mỗi người lại có những bước thay đổi lớn, âm thầm mà thậm chí ta cũng không hay biết. Hiếm có ai trải qua những chu kỳ 7 năm êm đềm, bình lặng. Những năm tháng đó nhất định có hỉ, nộ, ái, ố và là cơ sở cho những thay đổi của chu kỳ tiếp theo.
Ở mỗi một chu kỳ 7 năm, con người luôn đứng trước những quyết định và thay đổi quan trọng. Đặc biệt hiện nay vẫn tồn tại quan niệm 7×7 =49 => thời điểm mà chúng ta gặp nhiều biến cố nhất. Thường thì đây là thời điểm chúng ta sẽ gặp vận hạn nên câu nói “49 chưa qua, 53 đã tới” luôn được nhắc đến là vì thế.
Đôi khi chúng ta không để ý nhưng thực sự số 7 luôn đóng vai trò quan trọng và luôn hiện diện xung quanh trong cuộc đời của mỗi người.
5. Số 7 hiện diện trong tình yêu, cuộc sống
Có thể bạn không biết, số 7 gắn liền với rất nhiều điều thú vị trong tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc. Dưới đây chính là một số quan niệm về chúng mà bạn nên biết:
- Tặng ai đó 7 bông hoa hồng có nghĩa là bạn đang thầm thương trộm nhớ người ta.
- Số 7 tượng trưng cho cuộc sống và mong ước đồng hành trọn đời với một ai đó.
- Các sim điện thoại có số 7 tượng trưng cho sự sáng tạo, đột phá và thành công.
- Số 7 trong biển số xe được cho là kém may mắn. Tuy nhiên nếu biển tam hoa, ngũ quý lại rất đẹp. Nếu chúng nằm trong dãy số tiến (Ví dụ như 678) thì lại tượng trưng cho sự phát triển.
- Trong ngũ hành, số 7 tượng trưng cho mệnh Thủy. Thủy – nước chính là ngọn nguồn của cuộc sống nên con số này tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Những người nên sử dụng số 7 trong sim số, biển số xe để trợ lộc là người có mệnh Mộc.
- Người sinh vào tháng 7 là cung Cự Giải (22/6 – 22/7) hoặc cung Sư Tử (22/7 – 22/8). Nếu là cung Cự giải thì tính tình nhút nhát, hướng nội. Còn cung Sư tử lại thẳng thắn, cương trực và có tố chất làm lãnh đạo.
6. Số 7 trong các nền văn hóa Đông – Tây
– Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pytago sáng lập thì số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
– Số 7 tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
– Ở phương Đông, số 7 gắn với quan niệm về tháng 7 (âm lịch) là tháng cô hồn, tháng có mở cửa mả, xá tội vong nhân. Dân gian cho rằng, ngày 2/7, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương thế và phải trở về vào đêm 14/7 trước khi của âm phủ đóng. Bởi thế mà người ta gọi tháng 7 tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
– Riêng số 7 cũng được xem là một số không mang lại may mắn tốt đẹp. Ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết. Còn ở Việt Nam, trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người dân không bao giờ chọn ngày có số 7, chính vì thế mới có câu “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” .
– Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
– Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
– Văn hóa Nhật Bản có “7 vị thần may mắn”: Ebisu (thần phù hộ người đi biển và nhà nông), Daikoku (thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng), Bishamon (thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình), Benten (thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp), Fukurokuju (thần Phúc-Lộc-Thọ), Juroji (thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ), Hotei (thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng).
– Ở phương Đông, số 7 gắn với quan niệm về tháng 7 (âm lịch) là tháng cô hồn, tháng có mở cửa mả, xá tội vong nhân. Dân gian cho rằng, ngày 2/7, Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương thế và phải trở về vào đêm 14/7 trước khi của âm phủ đóng. Bởi thế mà người ta gọi tháng 7 tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
– Riêng số 7 cũng được xem là một số không mang lại may mắn tốt đẹp. Ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết. Còn ở Việt Nam, trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người dân không bao giờ chọn ngày có số 7, chính vì thế mới có câu “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” .
– Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
– Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
– Văn hóa Nhật Bản có “7 vị thần may mắn”: Ebisu (thần phù hộ người đi biển và nhà nông), Daikoku (thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng), Bishamon (thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình), Benten (thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp), Fukurokuju (thần Phúc-Lộc-Thọ), Juroji (thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ), Hotei (thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng).
– Số 7 là quyền năng mạnh nhất của mặt trời, nó tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông, tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
7. Bảy quy luật tinh thần của sự thành công
Cuốn sách Bảy quy luật tinh thần để thành công phá vỡ những suy nghĩ rằng để thành công, bạn cần phải trả giá, đánh đổi rất nhiều thứ, hay phải có những kế hoạch tỉ mỉ. Nó dựa trên những quy luật chi phối trong tự nhiên, giúp bạn đạt được thành công, thịnh vượng và viên mãn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống bằng cách tìm về bản chất thần thánh của mình với tình yêu thương, sự hòa hợp và tinh thần phục vụ người khác. “Tôi muốn biết những suy nghĩ của Chúa Trời, những gì còn lại chỉ là chi tiết” – Albert Einstein.
Một cách tình cờ, cuốn sách “Bảy quy luật tinh thần của sự thành công” không chỉ dựa trên những quy luật bất biến của Vũ trụ mà nó còn chỉ dẫn chúng ta, liên kết những quy luật đó tới sự thành công trong công việc và cuộc sống của một con người. Một sự tình cờ liên quan đến con số 7 huyền bí.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn qua Audio book tại đây:
Nguồn: Tổng hợp