Nhân dịp hôm nay sẽ xuất hiện 2 hiện tượng thiên văn cùng lúc “Siêu trăng” và “Trăng máu” vào lúc khoảng từ 18h-18h30 tối nay ngày 26/5/2021 mình muốn đăng 1 bài về chủ đề này. Trăng máu chỉ là hiện tượng thiên văn đặc biệt hay là thiên tượng mang điềm báo về những thiên tai thảm họa xảy ra sẽ được nhìn nhận dưới 2 góc nhìn khác nhau: khoa học và tâm linh. Hãy quan sát, đối chiếu và rút ra kết luận cho chính mình.
Hiện trượng Trăng máu là gì?
Trăng máu (Huyết nguyệt) là hiện tượng xảy ra khi nguyệt thực toàn phần trùng với lúc Mặt Trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất. Do ánh sáng khúc xạ từ mặt trăng xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất sẽ khiến cho mặt trăng có màu đỏ rực như máu.Lúc này Mặt Trăng sẽ lớn và sáng hơn so với lúc Trăng tròn bình thường. Đồng thời Mặt Trăng có màu đỏ như gỉ sắt.
Khi xảy ra hiện tượng Trăng máu, Trăng sẽ có màu gì?
Màu sắc này được tạo ra do hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra. Các tia sáng từ Mặt trời sẽ được bầu khí quyển của Trái Đất phản chiếu. Chúng đến với bề mặt của Mặt trăng và tạo nên màu đỏ, đỏ cam.
Mặt trăng và các ngôi sao không thể tự phát sáng. Chúng nhận ánh sáng từ Mặt trời và phản chiếu tới mắt con người. Khi xảy ra hiện tượng trăng máu, Trái Đất sẽ che đi mất nguồn ánh sáng đó khiến chúng thay đổi màu sắc.
Khi xảy ra huyết nguyệt, khí quyển của địa cầu giống như một thấu kính lọc. Ánh sáng Mặt trời khi chiếu xuống Trái Đất, Mặt trăng có 7 màu cơ bản. 7 màu này là màu sắc của cầu vồng mà chúng ta thường thấy.
Khí quyển của Trái Đất sẽ loại bỏ và ngăn cản những ánh sáng xanh với bước sóng ngắn. Chỉ có màu đỏ và cam với bước sóng dài mới có thể đi qua khí quyển Trái Đất tới được Mặt trăng. Điều này khiến Mặt trăng nhuộm một màu đỏ như máu.
Khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực, từ Trái Đất có thể quan sát các màu sắc khác nhau. Nó sẽ chuyển dần từ màu xám, cam rồi mới sang màu đỏ (hổ phách).
Dự ngôn về hiện tượng Trăng máu – theo góc nhìn Tôn giáo và Tâm linh
Trong mục 12 đến 14 chương 6 Thánh Kinh. Ngày tận thế có thuyết: “Khi ấn thứ sáu được mở ra, ta lại thấy mặt đất rung chuyển, mặt trời tối đen như tấm vải bông. Mặt trăng biến thành đỏ như máu. Các vì sao trên trời rơi xuống mặt đất giống như cây không hoa không quả bị gió lớn thổi làm rơi những quả non. Bầu trời bị dịch chuyển, giống như một cuốn sách bị cuộn lại, núi non biển đảo đều bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu”.
Trong Thánh Kinh cũng mô tả rất rõ ràng. Khi mặt trăng màu đỏ sáng lên là dấu hiệu ngày tận thế của thế giới.
“Đại tàng chính kinh” của Phật giáo có ghi chép: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát thì là báo hiệu tai họa. Năm đó dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”.
“Nhật nguyệt thực” được đề cập ở đây là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà khoa học nhắc tới. Khi ấy hoặc bị nạn ôn dịch hoặc bị dính binh đao. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống an nhiên của người dân.
Điềm báo thảm họa của hiện tượng Trăng máu ?
- Đại dịch viêm phổi Vũ Hán – Covid-19
Ngày 11/1/2020 thế giới xuất hiện hiện tượng “Trăng máu”. Theo lịch âm đây là lần trăng tròn cuối cùng của năm 2019 (Kỷ Hợi) và vào kỳ trăng tròn đầu tiên năm 2020 theo lịch dương.
Năm 2020 là năm dịch Covid-19 lây lan cướp đi sinh mệnh của vô số người trên thế giới. Không những vậy thiên tai lũ lụt, động đất, cháy rừng, chiến tranh thương mại… liên tiếp xảy ra. Liệu ‘Trăng máu’ này có phải là điềm báo cho một năm tai họa và dịch bệnh?
- Trăng máu ở Bắc Đài Loan
Tối ngày 29/3/2021, ở Đài Bắc, Đài Loan người dân đã nhìn thấy mặt trăng đỏ xuất hiện trên bầu trời. Vì từ xa xưa lưu truyền rằng: “Nếu mặt trăng đổi màu thì sẽ gặp tai ương”. Cho nên nhiều người đã lo lắng không biết đó có phải là điềm báo chẳng lành hay không?
Không ngờ 3 ngày sau vào ngày 2/4 đã xảy ra thảm họa. Đoàn tàu tốc hành Taroko Express của Cục Đường sắt Đài Loan xảy ra sự cố bị trật đường ray ở huyện Hoa Liên. Tai nạn đã gây ra thương vong nghiêm trọng. Điều đó khiến người dân lo lắng, bàng hoàng, đau đớn không lời nào diễn tả nổi.
- Trăng máu tại một số quốc gia khác
Điều làm mọi người càng cảm thấy bất an hơn là theo cục khí tượng và các nhà thiên văn học của nhiều quốc gia, ngày 26 tháng 5 sẽ xuất hiện trăng máu lớn nhất vào năm nay. Trên bầu trời sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần gặp “siêu trăng máu” hiếm gặp.
Đêm 26/5/2021, ngoài xuất hiện siêu Trăng, vào 19h14, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng còn xếp thành một hàng thẳng tạo thành nguyệt thực toàn phần. Ở Châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Đông Á đều có thể nhìn thấy cảnh tượng này. Còn tại New Zealand thì có thể thấy quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần.
Các bạn có thể đã nghe về Cậu bé Ấn Độ Abhigya Anand nổi tiếng thời gian gần đây với loạt Video dự báo về Dịch bệnh Covid-19 từ trước khi nó xảy ra và loạt dự báo về sau này đều ứng nghiệm. Bạn có thể tham khảo thêm Video của Anand hoặc do Ms Ruby dịch lại cho thấy góc nhìn của cậu ấy về Hiện tượng Trăng máu này nhé!
Tôn giáo và văn hóa dân gian nhìn nhận về hiện tượng Trăng máu
Các tôn giáo và văn hóa dân gian trên thế giới từ xa xưa đều nhìn nhận: “Trăng máu” là điềm dữ. Hiện tượng này biểu trưng của tà ác và tai họa. Trong dân gian Trung Quốc có truyền thuyết: Mặt Trăng có màu đỏ như máu là vì Thiên Cẩu ăn Mặt Trăng. Điều này được coi là báo hiệu cho một thảm họa đẫm máu sắp xảy ra.
Những điều được nêu trong Kinh Phật, Kinh Thánh cũng như các thư tịch của người xưa không phải là không có cơ sở. Cổ nhân nói về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Cổ nhân cũng như tai họa mà Trời cao giáng xuống không phải là ngẫu nhiên.
Cách duy nhất để sống sót sau những thảm họa lịch sử và bước vào kỷ nguyên mới là chọn niềm tin vững chắc vào Thần Phật. Hãy làm việc tốt tích đức, hành thiện. Những người thiện lương sẽ được Thần Phật bảo hộ. Vì thế sẽ chắc chắn sẽ sống sót qua những giai đoạn lịch sử khó khăn.
Góc nhìn khoa học về hiện tượng Trăng máu
Các nhà khoa học của NASA cho biết, họ chưa từng thấy điều độc hại nào đến với hành tinh khi Huyết nguyệt xuất hiện. Việc cho rằng trăng máu là tận thế là một quan niệm sai lầm. Tất cả những ý kiến này chỉ khiến cho hiện tượng thiên nhiên này trở nên huyễn hoặc hơn.
Không phải là một lời nhắn nhủ từ Thượng đế tối hoặc một đấng cao nào, Trăng máu chỉ là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Nó chỉ đơn giản là một hiện tượng tự nhiên mà con người có thể quan sát, theo dõi bằng mắt thường.
Một số hiện tượng thú vị khác của Mặt trăng
Bên cạnh huyết nguyệt, bạn còn có thể từng nghe thấy trăng xanh, trăng đen, siêu trăng? Thực tế chúng là gì sẽ được lý giải ngay sau đây.
- Hiện tượng trăng đen
Đây là thuật ngữ được sử dụng để gọi hiện tượng trăng non lần thứ 2 trong tháng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khi các phần được Mặt trăng chiếu sáng rơi vào bóng của Trái Đất. Điều này làm cho mắt người không thể quan sát được.
Mỗi mùa trong năm sẽ có 3 kỳ trăng non. Nhưng trong mùa hè năm 2020 thì tại Bắc Bán cầu lại xuất hiện 4 mùa trăng non. Trong giai đoạn này, Mặt trăng là một màu đen hoàn toàn. Đây được coi là dịp thuận lợi để các nhà thiên văn học quan sát các ngôi sao, chùm sao, hoặc tìm kiếm các giải ngân hà,…
- Hiện tượng trăng xanh
Cùng với câu hỏi Mặt trăng máu là gì thì nhiều người cũng thắc mắc Trăng xanh là gì? Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không khớp trong năm.
Thông thường, mỗi năm sẽ có 12 lần trăng tròn (tức là mỗi tháng 1 lần trăng tròn). Nhưng sau 2 hoặc 3 năm lại có thêm 1 lần trăng tròn trong năm. Trăng xanh là cụm từ chỉ kỳ Mặt trăng dư thừa trong năm này. Chính xác là khoảng 2,7 năm sẽ xuất hiện trăng xanh một lần.
Và cái tên này của Mặt trăng không hề có liên quan gì đến màu sắc của nó. Thực tế, trăng xanh có thể mang màu đỏ nhạt. Nó còn có thêm nhiều tên khác như trăng tròn cá tầm, trăng tròn đỏ,…
- Hiện tượng Siêu trăng
Siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng di chuyển tới khoảng cách gần Trái Đất. Quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái Đất là hình oval, vị trí Mặt trăng và Trái Đất gần nhau, kích thước của hành tinh này khi quan sát từ Trái Đất sẽ lớn hơn.
Siêu trăng (Siêu Mặt trăng) có thể sáng hơn hơn tới 30% và có kích thước lớn hơn đến 14%. Những con số này được so sánh với lúc Mặt trăng ở vị trí điểm viễn địa (xa Trái Đất nhất).
- Nguyệt thực và Nhật thực
Nguyệt thực toàn phần lần này trùng với thời điểm Mặt Trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất. Vì thế, Mặt Trăng vào lúc này còn được gọi là “siêu Trăng”. Khi đó nó sẽ trông lớn và sáng hơn so với Trăng tròn lúc bình thường. Đến lúc đó mặt Trăng sẽ có màu đỏ gỉ.
Đây là hiện tượng thiên văn trái ngược với Nguyệt thực. Nó cũng xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất thẳng hàng với nhau. Để có thể xảy ra hiện tượng Nhật thực hoặc Trăng máu, Mặt trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất.
Vị trí của ba vật thể này sẽ có chút thay đổi theo từng hiện tượng. Nguyệt thực là khi Trái Đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Còn Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa hai đối tượng còn lại.
Nguồn: Tổng hợp
Bí ẩn tác động của Mặt trăng lên sức khỏe và cuộc sống con người