Homeopathic Medication

no name

Hiệu ứng giả dược (placebo effect) +video – Khi hạnh phúc chỉ cách chúng ta một suy nghĩ

giả dược, hiện tượng, hiệu ứng giả dược, ngành y, niềm tin, phương pháp, placebo effect, tâm lý, tâm lý học, thuốc, tư tưởng, video, đánh lừa

Kể từ khi có mặt trên Trái Đất, con người chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi quy luật sinh-lão-bệnh-tử và Luật nhân quả. Khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng ít tiếp xúc với thiên nhiên, làm kiệt quệ sức khỏe với các thiết bị điện tử, kém vận động và phụ thuộc chữa bệnh vào thuốc Tây y. Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ra một phương pháp mới hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh tên là “Hiệu ứng giả dược” (hay placebo effect). Dù phương pháp này còn khá mới mẻ và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và tranh cãi, nhưng nó đang cho thấy sự hiệu quả không ngờ tới.

Hiệu ứng giả dược (placebo effect) là gì ?

Anhminhhoa2 The Weird Power Of The Placebo Effect Explained

Hiệu ứng giả dược là một hiện tượng khi một số người trải nghiệm một điều tích cực hay có được một lợi ích nào đó sau khi được cho sử dụng một loại chất/thuốc không có tác dụng hoặc một hình thức điều trị giả nào đó.

Giả dược là một loại chất nào đó không có tác dụng y khoa, như nước lọc, dung dịch nước muối hòa tan, hoặc viên đường. Giả dược là một dạng thức điều trị giả nhưng trong một số trường hợp lại tạo ra một phản ứng rất thực. Sự mong đợi của bệnh nhân đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong hiện tượng này; một người càng mong chờ vào hiệu quả điều trị thì họ càng có phản ứng chân thật trước giả dược.

Ví dụ về hiệu ứng giả dược

Ví dụ, hãy tưởng tượng một tham dự viên tình nguyện tham gia vào một nghiên cứu nhằm xác định tính hiệu quả của một loại thuốc đau đầu. Sau khi uống thuốc nhóm nghiên cứu đưa, cô thấy cơn đau đầu nhanh chóng tan đi, và cảm thấy khá hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sau này cô biết rằng mình nằm trong nhóm được cho uống giả dược và cái mà cô uống chỉ là viên đường mà thôi.

Một trong những tác động mạnh mẽ và được nghiên cứu nhiều nhất của giả dược là trong giảm đau. Theo một số dữ liệu, có xấp xỉ từ 30 đến 60% người bệnh cảm thấy cơn đau biến mất sau khi uống giả dược.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng giả dược

Photo1564048832166 1564048832885 Crop 15640489173231080730015

Các nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi tại sao một số người lại trải nghiệm những thay đổi ngay cả khi họ chỉ uống giả dược. Một cách lý giải ở đây là việc uống giả dược đã khơi mào cho sự giải phóng endorphins. Endorphins có cấu trúc tương tự như morphine và những loại thuốc giảm đau dạng thuốc phiện khác, có tác dụng giống như thuốc giảm đau tự nhiên của não bộ.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả hiệu ứng giả dược trong thực tế sử dụng phương pháp chụp cắt lớp não, chỉ ra những vùng chứa thụ cảm thể dạng thuốc phiện được kích hoạt trong cả nhóm điều trị thường lẫn điều trị giả dược. Naloxone là một chất đối vận với chất dạng thuốc phiện làm khóa tác động của endorphine sản sinh tự nhiên và các chất dạng thuốc phiện. Sử dụng naloxone làm hạn chế tác động xoa dịu cơn đau của giả dược.

Ngoài ra còn có những cơ chế khác có thể dùng để giải thích hiện tượng này, đó là quá trình điều kiện hóa, động lực, và kỳ vọng nơi bệnh nhân. Trong một số trường hợp, một loại giả dược có thể được kết hợp với điều trị thực cho đến khi hiệu quả mong muốn được hình thành, đây cũng là một ví dụ của quá trình điều kiện hóa cổ điển.

Những người có động lực và niềm tin vào sự hiệu quả của một hình thức điều trị hoặc những người đã được điều trị hiệu quả trước đây sẽ có khả năng trải nghiệm hiệu ứng giả dược cao hơn.

Ngược lại, một số người lại có triệu chứng tiêu cực trước một giả dược, một dạng phản ứng được gọi là “hiệu ứng nocebo” (Tạm dịch là “Phản dược”- ND). Ví dụ, một bệnh nhân có thể phản ứng đáp lại một giả dược với các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa hoặc chóng mặt.

Hiệu ứng giả dược “thống trị” trong ngành y

Trong một nghiên cứu y khoa, một nhóm bệnh nhân được cho sử dụng một loại giả dược và một nhóm khác tiếp nhận điều trị thực. Mục đích của nghiên cứu này là để xem hình thức điều trị này có tác dụng thực hay không. Nếu tham dự viên uống thuốc thật cho thấy sự cải thiện đáng kể hơn khi uống giả dược thì nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định tác dụng của loại thuốc thật đang cần nghiên cứu.

Hiệu ứng giả dược đã từng tồn tại hàng trăm năm nay. Sở dĩ hiệu ứng giả dược còn chỗ đứng là vì nó mang tính xã hội, con người đặt niềm tin quá lớn vào các chuyên gia y tế. Điều này cũng dễ hiểu, khi các công nghệ y học ra đời, tỷ lệ tử vong, số người mắc bệnh giảm hẳn thì hiệu ứng giả dược lại càng được củng cố và trở nên có uy tín hơn. Cũng phải nói thêm rằng, từ xa xưa mỗi khi ốm đau người ta lại đến khám bác sĩ, kê đơn, dùng thuốc và chỉ cần những niềm tin này người ta cũng đủ chữa bệnh, còn thực tế ra sao thì họ lại ít quan tâm, thậm chí có những loại thuốc “lợi bất cập hại” nhiều hơn là trị bệnh, song người bệnh vẫn tin dùng và khoa học càng phát triển thì hiệu ứng giả dược lại càng có thêm uy lực.

Hiệu ứng giả dược trong thí nghiệm tâm lý

Trong thí nghiệm tâm lý, giả dược là một hình thức điều trị giả hoặc điều trị bằng một chất trơ nào đó, vốn không có tác động lâm sàng. Các nhà nghiên cứu có thể thực hiện trên một nhóm tham dự viên được cho uống giả dược hoặc tiếp nhận một can thiệp giả tạo độc lập nào đó. Tác động của hình thức điều trị giả này sau đó được so sánh với các tác động thực tế độc lập của nhóm cho uống thuốc thật.

Mặc dù giả dược không có tác động điều trị thực tế nào nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chúng có thể tạo ra cả tác động tâm lý và sinh lý. Tham dự viên trong nhóm giả dược đã cho thấy sự thay đổi trong nhịp tim, huyết áp, mức độ lo âu, nhận thức cơn đau, trạng thái mệt mỏi và thậm chí là hoạt động của não bộ. Những tác động này chỉ ra vai trò của não bộ trong sức khỏe và đời sống khỏe mạnh.

Phẫu thuật giả dược

Phẫu thuật giả dược hay phẫu thuật vờ đôi khi cũng chữa được bệnh bởi con người có niềm tin quá lớn, cho rằng bệnh của họ nhất thiết phải phẫu thuật mới khỏi. Để thỏa lòng mong muốn và cũng là cách chữa bệnh, bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nhưng kỳ thực chẳng can thiệp gì cả, chẳng nối xương hay gỡ bỏ xương hỏng mà đơn giản chỉ là thủ tục vờ và một thời gian sau người bệnh cảm thấy không còn bệnh. Điều này cho thấy những ca phẫu thuật vờ cũng phát huy tác dụng không kém gì những ca phẫu thuật phức tạp.

Những viên thuốc màu

 

Pluska Sk

Những viên thuốc có màu hay những viên giả dược được nhuộm màu không khác gì những viên thuốc thật về hình thức bên ngoài, nhưng thành phần thì “vô bổ”. Với màu sắc “giả như thật” đã đánh lừa nhận thức của con người và cuối cùng phát huy tác dụng. Ví dụ, những viên thuốc dùng chữa trầm cảm có thể là những viên giả dược nhưng nó lại phát huy tác dụng cao nhất, trong đó những viên có màu đỏ dễ làm cho bệnh nhân nghi ngờ, những viên màu xanh lại giảm sự “băn khoăn”. Đặc biệt, những viên màu trắng lại phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người mắc bệnh dạ dày. Theo nghiên cứu thì tần suất dùng nhiều lần trong ngày tốt hơn so với dùng ít lần. Ví dụ, dùng 4 lần tốt hơn 2 lần vì nó củng cố niềm tin của con người nên nhanh bình phục. Ngoài ra, yếu tố nhãn mác cũng góp phần quan trọng, càng nổi tiếng thì bệnh càng chóng khỏi cho dù là giả dược, ngược lại nếu nghiền nhỏ hoặc không nhãn mác dễ bị nghi ngờ, hiệu quả kém hơn.

Theo nhiều nghiên cứu thì hiệu ứng giả dược còn vượt quá khả năng mong đợi của con người, trong đó có các tác dụng điều trị bệnh viêm nhiễm. Một nhóm người mắc bệnh hen bởi giun móc được chia làm 2 tốp, một bị nhiễm giun móc thực sự, nhóm còn lại được xem là nhiễm giun móc trong “ý nghĩ”. Kết quả sau khi dùng giả dược, nhóm bị nhiễm giun móc thật lại giảm được các triệu chứng do bệnh gây ra và nhóm hai cũng giảm bệnh nhưng kết quả không bằng nhóm một. Như vậy, giả dược đã phát huy được tác dụng trị được cả bệnh viêm nhiễm do ký sinh trùng gây ra.

Vẫn có tác dụng khi là giả dược

Nhiều người cho rằng, khi đã biết giả dược thì hiệu ứng giả dược không còn tác dụng, song điều này lại trái ngược với giả thiết nói trên. Bằng chứng là nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân được cấp giả dược, và bác sĩ cũng cho họ biết điều này, nhưng theo một số bệnh nhân thì nó không có tác dụng ngay mà lại phát huy tác dụng vào “cuối tuần” và như vậy rất nhiều người “nghiện”, mong tiếp tục được kê đơn dùng giả dược. Ví dụ, những viên thuốc chỉ có chứa đường nhưng nhiều người lại thích dùng nó hơn là thuốc thật.

Giả dược trị bệnh trầm cảm

Về cơ bản, thuốc trị bệnh trầm cảm thường là giả dược, bởi đây là căn bệnh chứa đựng nhiều bí ẩn đến nay hoa học chưa hiểu hết, và nó lại liên quan đến những loại hóa chất có trong não. Vởi vậy những năm gần đây, người ta thường dùng giả dược để điều trị căn bệnh này và nó có tác dụng không kém gì thuốc thật, trong khi đó tác dụng phụ lại rất thấp so với dùng thuốc thật. Hiện tượng này có thể làm giảm hàng tỷ đôla doanh thu cho các hãng sản xuất và kinh doanh thuốc trầm cảm, nhưng đây lại là thông tin tốt lành cho người bệnh bởi nó mang lại nhiều cái lợi, giảm được hiện tượng tích độc trong cơ thể, nhất là trong não và làm cho bệnh tình thêm trầm trọng.

Tác dụng của hiệu ứng giả dược – Khi hạnh phúc chỉ cách chúng ta một dòng suy nghĩ

D4395f20a6c411e79a47c5b8648f0f9a

Trong lĩnh vực y học, các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng, bệnh tật là do hệ thống miễn dịch (hệ thống bảo vệ) bị suy yếu trước các tác nhân gây bệnh. Khi bệnh tật xảy ra sẽ làm rối loạn chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

Như chúng ta đã biết, tất cả các hệ thống cơ quan trong cơ thể đều chịu sự chi phối của hệ thần kinh. Vì vậy, trấn an thần kinh là liệu pháp hết sức cần thiết trong điều trị bệnh. Trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh họ chỉ đến một bác sĩ nào đó để điều trị và chỉ có bác sĩ đó mới điều trị khỏi mặc dù đơn thuốc của bác sĩ này hoàn toàn không khác đơn thuốc của bác sĩ kia. Điều này phần nào chứng minh được yếu tố tâm lý đóng vai trò khá quan trọng trong điều trị. Bởi khi người bệnh tin tưởng, họ sẽ phối hợp nhịp nhàng với thầy thuốc trong quá trình trị liệu và có lẽ với tâm trạng thoải mái, hệ thống bảo vệ của cơ thể được thức tỉnh và phát huy tác dụng.

Các chất giảm đau, các hóa chất trung gian hướng thần kinh được tiết ra kích thích các hệ cơ quan tăng cường hoạt động góp phần đẩy lùi tác nhân gây bệnh.Từ những đặc điểm tâm sinh lý của người bệnh, khi tiếp xúc với bệnh nhân, người thầy thuốc phải có cách giao tiếp tốt để cho người bệnh mau chóng lành bệnh. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần hết sức nhẹ nhàng, cởi mở, phải thực sự cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, xem đau đớn của người bệnh cũng như đau đớn của mình để chia sẻ nỗi đau đó.

Dùng ngôn ngữ dễ hiểu, không được dùng các từ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho bệnh nhân như: “Bệnh của ông, bà quá nặng”, “Sao vào viện muộn vậy, sao giờ mới tới bệnh viện”, “Chỉ có trời mới cứu được”… vì những lời nói này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm lý bệnh nhân.Chính thái độ, sự tận tâm, tinh thần phục vụ hết mình của người thầy thuốc là liều thuốc vô giá để điều trị bệnh nhân.

Nếu các nhà khoa học trong tương lai có thể phát triển hiệu quả hơn cho phương pháp này cho người bệnh thì đó sẽ là một liệu pháp mới, một bước tiến trong y học tương lai. Qua đây chúng ta cũng thấy được sự quan trọng và kết nối của tâm lý, tư tưởng người bệnh rất quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh, thậm chí có thể tạo nên kỳ tích. Đôi khi hạnh phúc chỉ cách chúng ta một dòng suy nghĩ !

Theo trangtamly.blog, LV