Bạn biết đấy trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, là điều kiện để con người tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng kinh nghiệm sống đó tốt hơn trong mọi hoạt động. Thử nghĩ xem nếu chúng ta không có trí nhớ thì sẽ ra sao? Chúng ta sẽ không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm tức là chẳng có bất kỳ một hoạt động nào trong cuộc sống và cũng không thể hình thành được nhân cách được phải không. Vậy trí nhớ có vai trò như thế nào và làm thế nào để có một trí nhớ siêu phàm, cùng Siêu trí não tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1.Trí nhớ là gì?
Trí nhớ là là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm tiếp nhận thông tin, lưu giữ thông tin và hồi tưởng thông tin trong trí óc, đó là cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay là suy nghĩ trước đây.
Những đường liên hệ thần kinh tạm thời được xem là cơ chế hình thành trí nhớ. Trong đó phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ, còn sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời mà đã được hình thành là cơ sở của sự hồi tưởng, tái hiện của trí nhớ.
2.Vai trò của trí nhớ là gì?
Vai trò của trí nhớ là cực kỳ quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, Trí nhớ là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người có thể tích lũy vốn kinh nghiệm sống của mình và sử dụng vốn kinh nghiệm sống đó của mình tốt hơn trong các đời sống và sinh hoạt hàng ngày.
Nhờ có trí nhớ mà tất cả những sự vật hiện tượng mà ta đã phải tri giác được, những ý nghĩ và tính cảm ta đã có không bị mất đi mà vẫn còn được giữ lại trong trí óc và trở thành khả năng thực tiễn, sự hiểu biết, kinh nghiệm của chúng ta.
Nếu không có trí nhớ thì mọi sự vật hiện tượng mà ta đã nhận biết nhiều lần đến khi gặp lại sẽ thấy như hoàn toàn mới và con người sẽ mất đi khả năng suy nghĩ sáng tạo và đặt kế hoạch cho hoạt động tương lai dựa trên những hiểu biết và khả năng sẵn có
Nếu không có trí nhớ thì ngay cả những tình cảm thiêng liêng nhất cũng bị xóa bỏ, mọi sự vật con người gắn bó với hàng ngày như cha mẹ, con cái bạn bè đều trở nên xa lạ.
Ngày nay, trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại.
3.Các loại trí nhớ
Giả dụ chúng ta nhìn một vật gì đó trong vòng vài giây là có thể nhớ được nó trông như thế nào, sau đó chúng ta sẽ quên ngay lập tức, đó chính là trí nhớ tạm thời, đây là dạng ngắn nhất của ghi nhớ, nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích do 5 giác quan mang lại. Thông tin được ghi nhận chính xác chỉ trong khoảng thời gian cực kì ngắn. Khác với loại trí nhớ khác , trí nhớ tạm thời không thể rèn luyện, kéo dài bằng cách luyện tập được, tuy nhiên đây lại bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn.
Trí nhớ ngắn hạn (hay còn gọi là trí nhớ làm việc – working memory) là những ghi nhớ tạm thời những thông tin mà chúng ta vừa mới xử lý nó. Nó có khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin cùng lúc. Trí nhớ ngắn hạn chỉ có thể lưu giữ lượng thông tin nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên nếu chúng ta thường xuyên “rèn luyện trí nhớ” thì có thể lưu giữ thông tin lâu hơn.
Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).
Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc bằng liên tưởng tức là cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn.
Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù chúng ta thấy rằng mình quên đi mỗi ngày nhưng dường như trú nhứ dài hạn bị hao mòn rất ít qua thời gian và nó có thể được lưu giữ thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn.
Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, rèn luyện trí nhớ thường xuyên bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Nếu như trí nhớ ngắn hạn dùng âm thanh ít hình ảnh để lưu giữ thông tin thì trí nhớ dài hạn lại mã hóa thông tin dựa vào ý nghĩa và sự liên tưởng để lưu trữ, ghi nhớ lại.
Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính là: trí nhớ có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn luôn nhớ được Hà Nội là thủ đô của Việt Nam , hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (ví dụ như khả năng chơi piano, chơi golf…).
Rèn luyện trí nhớ dài hạn như thế nào?
Thông tin được nạp vào bộ óc của con người sẽ mất dần theo thời gian với một tốc độ rất nhanh nếu chúng ta cứ để cho nó trôi qua như vậy, và để khắc phục tính trạng này chúng ta cần thường xuyên rèn luyện trí não, ôn lại các thông tin cần nhớ để cũng cố trí nhớ và biến trí nhớ từ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Việc nhắc lại thông tin càng nhiều lần thì chúng ta càng khó có thể quên thông tin hơn hoặc tốc độ quên sẽ giảm đến mức thấp nhất hoặc có thể không bao giờ quên.
5.Trí nhớ siêu phàm
Nhằm làm tăng khả năng nhớ của bộ não, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra các phương pháp ghi nhớ. Các phương pháp này hiện nay được những người tham gia cuộc thi trí nhớ thế giới sử dụng thuần thục. Bất cứ ai cũng có thể sở hữu trí nhớ gần như hoàn hảo nhờ luyện tập những phương pháp này.
Nguyên tắc căn bản giúp con người tăng cường trí nhớ là mã hóa những chủ thể khó nhớ (ví dụ như số điện thoại, tên người, công thức toán) thành những chủ thể dễ nhớ đối với não người (ví dụ như hình ảnh, địa điểm, cảm xúc).
6.Nhớ số dãy số ngẫu nhiên
Dựa trên những nguyên tắc, để nhớ một dày số tự nhiên ta cần tạo ra một bộ mã dành cho số (mỗi người có thể có bộ mã khác nhau). Sau khi mã hóa những số trong dãy số cần nhớ sang những hình ảnh quen thuộc, bạn cần nghĩ ra một câu chuyện có bối cảnh ở một vị trí mà bạn đã từng đến (như nhà bạn chẳng hạn).
Làm thế nào để có một trí nhớ siêu phàm?
Bí quyết của ông Dr.Biswaroop kỷ lục gia về trí nhớ siêu phàm của thế giới chia sẻ rằng” con người chúng ta có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng lại chưa được khai thác triệt để. Để để có một trí nhớ tốt , trước hết chúng ta phải thật tập trung khi cần ghi nhớ điều cần nhớ. Trên thực tế, trong lúc làm việc và học tập, não bộ chúng ta không tập trung 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ đến nhiều vấn đề khác nên thường sẽ bị nhanh quên.
Đồng thời, những người có khả năng liên tưởng tốt thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, ông cho rằng cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hĩnh, hài hước để tạo ra sự phấn khích cho não bộ. Nghĩ đến những gì càng khác biệt thì não bộ càng dễ thu nạp và lưu lại hơn.
Ngoài ra ông cũng khuyên những người muốn có một trí nhớ tốt phải có một cơ chế sinh hoạt hợp lý cho não bộ để đạt được hiệu quả cao nhất, ông cho rằng khi con người ngủ thì bộ não không ngủ mà dùng khoảng thời gian này để sắp xếp, điều chỉnh lại thông tin. Do vậy, trước khi đi ngủ 1h bạn hãy nhớ lại những thông tin cần thiết mà mình cần ghi nhớ để não bộ có thể sắp xếp, sao lưu lại sau đó. Còn sau khi thức dậy trong vòng 1h lúc này não bộ của con người đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn vì vậy đây chính là lúc chúng ta cung cấp cho não những thông tin mới để não dễ dàng tiếp nhận.
Kỷ lục gia khẳng định việc suy nghĩ tích cực cũng làm cho trí nhớ được cải thiện vì não bộ và suy nghĩ có một sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Khi có suy nghĩ tích cực thì não cũng sẽ hoạt động tích cực và ngược lại. Khi hạnh phúc, vui vẻ thì sẽ tạo ra được một trạng thái tích cực, lúc này não sẽ phát ra những tần số nhất định để có thể bắt được năng lực tự nhiên từ vũ trụ. “Ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật”.
7.Bí quyết rèn luyện trí nhớ siêu phàm của kỷ lục gia
Trong buổi hội thảo ông Dr.Biswaroop Row Chowdhurry (kỷ lục gia siêu trí nhớ người Bỉ) đã khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên khi có thể đọc vanh vách 140 con số bất kỳ được khán giả chuyển đến mà chỉ cần 2 phút tập trung, thậm chí ông còn có thể đọc ngược sau đó.
Ông cho rằng ” con người chúng ta hầu như ai cũng đều có khả năng ghi nhớ tốt, nhưng lại chưa được khai thác hết “, để có một trí nhớ tốt bạn cần phải cố gắng làm được những việc sau:
- Thứ 1: Cần có sự tập trung
Kỷ lục gia cho rằng, Nếu muốn có trí nhớ tốt trước hết bạn phải tập cho mình một thói quen tập trung vào vấn đề chính, khi đó não bộ của chúng ta sẽ chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề mà ta cần nhớ thay vì chạy lòng vòng nhớ sang việc này việc khác. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số chúng ta trong khi làm việc và học tập đều không tập trung tối đa 100% vào mục đích chính mà còn nghĩ vào nhiều vấn đề khác, vì thế sẽ khó khăn trong việc ghi nhớ vấn đề cần nhớ..
- Thứ 2: Khả năng liên tưởng tốt
Ông cho rằng những người có khả năng vận dụng tốt sự liên tưởng thì sẽ có trí nhớ tốt hơn. Thay vì phải ghi nhớ những con số hay sự kiện khô khan, chúng ta cần biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hài hước của chính mình để tạo ra sự phấn khích, kích thích não bộ để não bộ để não bộ có ấn tượng và lưu lại lâu hơn.
“Nếu chúng ta dùng mắt và não để ghi nhớ thì hiệu quả sẽ cao hơn 20 lần so với việc chỉ dùng thính giác. Chính khả năng kết nối hình ảnh với hình ảnh, liên tưởng hình ảnh này với hình ảnh khác giúp chúng ta nhớ lâu hơn”, kỷ lục gia khẳng định.
- Thứ 3: Cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp với não bộ
Kỷ lục gia chia sẻ một điều rất thú vị mà chúng ta có thể vận dụng trong cả công việc và học tập đó là khả năng ghi nhớ của bộ não. Khi chúng ta ngủ thì bộ não không ngủ mà làm việc, khoảng thời gian này não sẽ sắp xếp điều chỉnh lại thông tin. Vì vậy, nếu bạn muốn nhớ tốt hơn thì trước khi đi ngủ 1h hãy gợi nhớ lại những thông tin mà chúng ta cần phải nhớ để bộ não sắp xếp và lưu lại sau đó. Còn sau khi thức dậy khoảng 1h, lúc này não bộ chúng ta đã được nạp thêm năng lượng nên khả năng ghi nhớ sẽ tốt hơn, não dễ dàng tiếp nhận hơn, vì vậy đây là thời điểm rất phù hợp để chúng ta nạp những kiến thức, thông tin mới.
- Thứ 4: Luôn cố gắng có tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực
Ông Bi còn khẳng định rằng giữa não bộ và suy nghĩ có một sợi dây liên kết rất chặt chẽ với nhau. Khi chúng ta suy nghĩ tích cực như khi hạnh phúc vui vẻ thì não cũng hoạt động tích cực và ngược lại khi chúng ta tức giận, buồn chán sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này lượng bạch cầu trong cơ thể sẽ giảm đi, sức đề kháng cũng vì thế sẽ giảm theo nên cơ thể dễ bị ốm đau, bệnh tật”.Trí nhớ cũng vì thế mà bị giảm sút
- Thứ 5: Hãy tự tin ở bản thân
Ông cũng cho rằng, chúng ta cần phải tự tin ở bản thân mình , ví dụ như trước khi làm một việc gì đó thì các hành động bắt đầu truyền tín hiệu lên não, sau đó não sẽ tập trung điều khiển các cơ quan trong cơ thể thực hiện hành động này. Vì thế “Nếu trước khi cần làm một việc gì đó, nếu bạn nghĩ mình không làm được thì não sẽ nhận được tín hiệu ‘mình không làm được’, nó sẽ điều khiển hành động theo hướng suy nghĩ này và kết quả là chúng ta sẽ thất bại”, ông khuyên mọi người hãy luôn tự tin có niềm tin rằng mình sẽ làm được trước khi bắt tay làm một việc gì đó.
- Thứ 6: Có một cơ thể khỏe mạnh
Ngoài khả năng về trí nhớ, Ông còn có một cơ thể rất khỏe mạnh khi luyện tập sức khỏe theo sự điều khiển của não bộ. Ông chia sẻ trước đây khi vừa sinh ra ông đã bị bệnh tim bẩm sinh nên gần như không được tham gia bất kì một hoạt động chạy nhảy, ngoại khóa nào, sau đó ông đã nghiên cứu và phát hiện rằng não bộ của chúng ta có thể điều chỉnh được hoạt động sức khỏe của con người theo hướng tích cực, vì thế ông đã áp dụng cho chính bản thân mình và hiện nay ông cũng là người đang nắm giữ kỷ lục Người có khả năng hít đất nhanh nhất thế giới với 198 lần mỗi phút.
Trong những trường hợp bạn gặp những vấn đề sức khỏe cần gây mê phẫu thuật, hoặc dùng thuốc giảm đau tiêm sống lưng hoặc các trường hợp phụ nữ sinh mổ thường truyền giảm đau qua cột sống sẽ làm giảm khá nhiều khả năng ghi nhớ về sau.
Trí nhớ siêu phàm không phải là một đặc quyền của bất cứ ai. Chúng ta đều có thể sở hữu nó nếu thực sự kiên trì. Mục đích ta muốn có một trí nhớ siêu phàm không phải là để sáng lập một kỷ lục nào đó, hay thi đấu để trở thành một nhà vô địch của thế giới. Mục đích chính khiến mọi người mong muốn sở hữu một trí nhớ tốt đơn giản là dùng những kỹ năng ấy sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Ví dụ bạn cần trí nhớ trong một kỳ thi tăng cấp, hay một bài phỏng vấn xin việc, trí nhớ tốt sẽ giúp bạn rất nhiều, nhưng rèn luyện trí nhớ siêu phàm lại không hề dễ dàng.
Nguồn: Sieutrinao.com
Bí ẩn sống sót mà không cần não – Sự thật thách thức giới khoa học